Năm 2018 là năm bùng nổ mạnh mẽ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam nói chung và ngành thương mại điện tử nói riêng. Theo đó các sàn TMĐT cũng phát triển rầm rộ và được đầu tư kỹ lưỡng và bài bản nhằm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng từ mua trực tiếp tại cửa hàng sang hình thức mua online.
Nhìn vào 3 Bảng thống kê ở trên có thể thấy trong 3 Quý đầu năm 2018 có sự hoán đổi các vị trí top đầu, nếu như Quý I và II Lazada luôn dẫn đầu danh sách, Á quân là Thế Giới Di Động, Shopee giữ vị trí thứ 3, thì đến Quý III đã có một cuộc soán ngôi ngoạn mục của “tân binh” Shopee lên dẫn đầu và bỏ xa “người khổng lồ” Lazada. Tuy vậy phải chờ thống kế Quý IV mới có thể biết được ai là kẻ dẫn đầu trong cuộc chiến thương mại điện tử đầy cam go này.
Dưới đây là danh sách xếp hạng tạm thời căn cứ theo 3 Quý đầu năm 2018.
Nội dung chính
1.Lazada
Theo bảng thống kê 3 Qúy đầu năm thì Lazada vẫn giữ được vị trí dẫn đầu trong khi năm 2017 website này giữ vị trí thứ Á quân với lượng truy cập khủng lên đến hơn 50 triệu mỗi tháng, một con số đáng mơ ước với bất kỳ trang web thương mại điện tử nào ở Việt Nam.
Nếu như vài năm trước đây Lazada còn khá mới mẻ và chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng khi liên tục dính phải các “phốt” hàng kém chất lượng cũng như công tác hỗ trợ khách hàng còn hạn chế. Thì năm nay Lazada đã khắc phục triệt để những sai sót yếu kém và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đồng thời tung ra liên tiếp những chiến dịch truyền thông, khuyến mãi khủng nhằm lấy lại niềm tin của khách hàng.
Tuy nhiên đến Quý 3 Lazada đã tụt xuống vị trí thứ 3, nhường ngôi dẫn đầu cho Shopee, nhưng nếu tính trung bình cả 3 quý thì lượng truy cập vào ông lớn này vẫn bỏ xa đàn em. Đợt cuối năm sẽ là cơ hội lớn cho các đơn vị kinh doanh TMĐT để tung ra các chiến dịch quảng cáo nhằm thu hút khách hàng và khẳng định được vị thế của mình trên bảng xếp hạng cả năm.
2. Thế giới di động
Năm 2018 là năm tráo đổi vị trí Quán quân và Á quân giữa hai kỳ phùng địch thủ là Lazada và Thế Giới Di Động. Nếu năm ngoái TGDĐ đứng đầu về lượng truy cập thì năm nay đã phải chấp nhận lùi xuống vị trí thứ 2 với gần 40 triệu truy cập mỗi tháng, tuy nhiên đó vẫn là một con số mơ ước trong ngành TMĐT đầy cạnh tranh này.
Có sự thay đổi đó có thể là do TGDĐ chỉ chuyên về mặt hàng điện thoại di động và phụ kiện công nghệ, nên mặt hàng không được đa dạng và bao quát như Lazada. Tuy nhiên thì đây vẫn là một ông lớn trong ngành kinh doanh sản phẩm công nghệ và thương mại điện tử.
3. Shopee
Năm 2018 có lẽ là năm bùng nổ mạnh mẽ nhất của Shopee, đến nỗi mà không ai là không biết đến đoạn quảng cáo vui nhộn của anh chàng thủ môn điển trai Bùi Tiến Dũng cùng cô ca sĩ Bảo Anh.
Nhắc đến Shopee nếu như những năm trước đây người ta chỉ nghĩ đến website chuyên bán hàng rẻ tiền, hàng chợ hay hàng fake, thì năm nay với sự đầu tư mạnh mẽ và chuyên nghiệp vào giao diện, tính năng website, đơn vị này còn mạnh tay thuê những KOLs (người đại diện quảng cáo) đang rất Hot trong giới trẻ như ca sĩ Sơn Tùng MTP hay U23 Việt Nam và liên tục tung ra những đợt khuyến mãi siêu khủng. Nhờ đó đến Quý 3 Shopee đã vươn lên vị trí dẫn đầu, thế chỗ cho Lazada.
Liệu vị “tân binh” này có chiếm được ngôi đầu cho cả năm 2018 hay không thì phải chờ xem những chiến dịch mà Shopee tung ra cho dịp Tết cuối năm và chúng ta vẫn có thể trông chờ vào một thành quả xứng đáng dành cho sự cố gắng của Shopee.
5. Tiki
Từ một trang web chuyên bán sách và ít có tiếng trên thị trường TMĐT, thì đến năm 2018 Tiki đã trở thành một cái tên xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ giới trẻ cho đến những bà mẹ bỉm sữa, chị em công sở,…Điều đó là nhờ việc mở rộng mặt hàng kinh doanh bao phủ thị trường, Tiki trở thành một siêu thị online khổng lồ với đủ các mặt hàng từ gia dụng, sách cho đến sẳn phẩm công nghệ đắt tiền cùng với những chiến dịch Marketing mạnh mẽ. Và một nguyên nhân quan trọng nữa là Tiki đã có một sự đầu tư nghiêm túc vào thiết kế website ngay từ đầu, với một giao diện đẹp mắt, những tính năng dễ sử dụng đã gây được thiện cảm rất lớn từ phía người dùng.
Dù non trẻ nhưng Tiki đã trở thành một đối thủ đáng gờm trong ngành TMĐT đang cạnh tranh vô cùng sôi động tại Việt Nam.
5. Sendo
Sendo với tên gọi tiếng Việt là Sen Đỏ là một website đã xuất hiện từ khá lâu, thuộc sở hữu của tập đoàn FPT. Mặc dù có rất nhiều cái tên mới nổi cạnh tranh trực tiếp trong ngành TMĐT nhưng thương hiệu thuần Việt này vẫn giữ được vị thế “anh lớn” của mình khi mỗi tháng đạt hơn 24 triệu truy cập.
Tuy không quảng cáo rầm rộ bằng các đối thủ khác, nhưng Sendo vẫn giữ ưu thế nhờ giá rẻ, mặt hàng đa dạng, phong phú cộng với giao diện website đẹp mắt, thân thiện với người dùng.
6. FPT Shop
FPT là tập đoàn công nghệ nổi tiếng tại Việt Nam và đã góp mặt vào Top 10 đến hai sản phẩm là Sendo và FPT Shop. Với sự trẻ trung, hiện đại và sáng tạo vốn có của mình, FPT luôn khẳng định được vị thế độc tôn không chỉ trong ngành công nghệ mà cả thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam.
7. Điện máy xanh
Điện máy xanh là website thuộc sở hữu của TGDĐ và mới được ra đời không lâu chuyên bán các sản phẩm điện máy, điện gia dụng. Tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng nhờ vào nguồn đầu tư khủng mà trang web này cũng đã góp mặt trong Top 10 sàn TMĐT cùng với TGDĐ.
8. A Đây Rồi
Là một sản phẩm của tập đoàn Vingroup, A đây rồi tuy mới nhưng cũng khẳng định được vị thế vững chắc của mình với việc được đầu tư mạnh tay và đánh mạnh vào thị trường sản phẩm công nghệ với mức giá ưu đãi và chính sách chăm sóc khách hàng cực tốt.
9. Cellphones
Cellphones là trang TMĐT chuyên bán lẻ các sản phẩm công nghệ và phụ kiện công nghệ. Tuy không có được sự đầu tư khủng từ các ông lớn, nhưng nhờ vào sự trẻ trung, năng động cùng với dịch vụ tận tâm mà Cellphones đã khẳng định được thương hiệu của mình và góp mặt trong Top 10 website TMĐT Việt Nam 2018.
10. Vật giá
Có lẽ Vật giá đã không còn giữ vị thế độc tôn như nhiều năm về trước và có vẻ đang dần lụi tàn trước sự vươn lên mạnh mẽ của những đối thủ trẻ đầy tiềm năng. Điều này là do Vật giá không được đầu tư đúng mực và bắt kịp xu thế của thị trường đang thay đổi mạnh mẽ, với 1 giao diện website cũ kỹ, lỗi thời và không bắt mắt người dùng, trong tương lai không xa có lẽ Top 10 sẽ không còn cái tên một thời từng làm mưa làm gió tại thị trường kinh doanh online Việt Nam nữa.
Trên đây là bảng tổng sắp tạm thời, để biết được ngôi vương trong ngành thương mại điện tử là ai thì phải chờ hết Quý 4 để mỗi đơn vị tung ra những đòn quyết định cuối cùng của mình trong năm nay, khẳng định vị thế trong ngành kinh doanh đầy béo bở này.
Để thu hút khách hàng trong thị trường kinh doanh đầy tiềm năng này, thì bên cạnh việc đầu tư bài bản cho những chiến dịch truyền thông Marketing hiệu quả, các Sàn TMĐT cũng phải đồng thời nâng cấp, cập nhật liên tục những tính năng mới cho website, xây dựng một hệ thống tiện ích hoàn chỉnh nhằm mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Bởi lẽ Marketing sẽ mang người dùng đến, nhưng để giữ chân được người dùng ở lại trên website lâu hơn thì phải nhờ vào sự tiện ích cũng như khả năng hấp dẫn thị giác người dùng.
Xem thêm :
Trả lời